Quy hoạch thành đô thị sân bay, phát triển công nghiệp cùng loạt hạ tầng giao thông lớn tạo lực đẩy cho bất động sản phía Nam Thủ đô, đặc biệt là khu vực Thường Tín, Thanh Trì.
Sau 2 năm trầm lắng, thị trường bất động sản 2024 đã bắt đầu phục hồi và có những tín hiệu đáng mừng. Nhà đầu tư sẵn sàng quay lại thị trường và bắt đầu tìm kiếm sản phẩm tiềm năng. Trong bối cảnh giá chung cư leo thang, một lượng lớn nhà đầu tư chuyển hướng quan tâm đến phân khúc thấp tầng khu vực các quận, huyện tiềm năng xung quanh Hà Nội.
Quan sát thực tế cho thấy, kể từ đầu năm 2024 đến nay khu vực An Khánh (Hoài Đức) chuẩn bị lên quận đã chứng kiến những đợt sóng nhỏ khi giá bán các căn biệt thự, liền kề tại khu đô thị Vân Canh, khu đô thị Nam An Khánh, khu đô thị Geleximco, khu đô thị Thiên Đường Bảo Sơn tăng 1-2 tỷ mỗi căn. Theo anh Nguyễn Thành (môi giới), nếu trước tết 1 căn biệt thự hơn 200m2 tại Splendora có giá gần 30 tỷ thì nay đã lên mức 32-33 tỷ đồng.
Trong khi đất Hoài Đức bắt đầu được “hâm nóng” thì đất Đông Anh cũng rục rịch tăng trở lại khi dự án Thành phố thông minh của BRG được động thổ vào cuối năm 2023. Theo chia sẻ của các sàn môi giới tại xã Vĩnh Ngọc, đất thổ cư khu vực này đã tăng khoảng 10% so với đầu quý 4/2023. Hiện nay, giá đất mặt đường ô tô tại xã Vĩnh Ngọc đã chạm mốc 200 triệu/m2, nhà đất trong ngõ cũng ở mức 40-50 triệu đồng/m2.
Trong khi 2 huyện Hoài Đức và Đông Anh giá đã bị đẩy lên cao liên tục từ năm 2020 trở lại đây thì khu vực 2 huyện sắp lên quận ở khu vực phía Nam là Thanh Trì và Thường Tín đang được nhà đầu tư đổ dồn sự quan tâm bởi dù có lộ trình lên quận nhưng đà tăng giá bất động sản tại đây diễn biến khá chậm bởi từ trước đến nay ít được nhà đầu tư để ý tới.
Khảo sát cho thấy, tại khu vực này, giá thấp tầng đang neo ở ngưỡng 100 triệu đồng/m2, thấp hơn khoảng 20% so với các khu vực khác. Phân khúc căn hộ chung cư tại quận Thanh Trì cũng chỉ dao động trong khoảng 30-40 triệu đồng/m2 trong khi tại các khu vực như Hoài Đức, Đông Anh giá đã lên đến mức trung bình 60 triệu đồng/m2.
Mức giá thấp trong khi hạ tầng bứt phá mạnh mẽ đang hút nhà đầu tư đổ dồn về khu vực này. Cụ thể, hai huyện Thanh Trì và Thường Tín đang trong lộ trình phát triển để được công nhận là quận. Trong đó, Thanh Trì dự kiến là quận vào năm 2025 và Thường Tín đặt mục tiêu được công nhận giai đoạn 2026-2030. Theo các chuyên gia, việc hai huyện lên quận sẽ là lực đẩy cho thị trường bất động sản phát triển. Trong đó, nhà đất tại Thường Tín được đánh giá có cơ hội bứt phá khi sở hữu quỹ đất rộng cùng tiềm năng phát triển khu công nghiệp lớn bậc nhất Hà Nội.
Nhận định này đến từ việc thành phố đã lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp Bắc Thường Tín rộng 112 ha. Nằm trên địa bàn các xã Liên Phương, Văn Bình, đây sẽ là khu công nghiệp thứ 12 trên địa bàn Thường Tín.
Đặc biệt, theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2045, Thường tín sẽ nằm trong vùng quy hoạch thành phố phía Nam, cùng với đó là quy hoạch sân bay tại Phía Nam Hà Nội. Với loạt hạ tầng trên, Thường Tín được kỳ vọng sẽ trở thành đầu mối giao thông của vùng phía Bắc, đô thị cửa ngõ phía Nam Thủ đô.
Sự mở rộng của các khu công nghiệp cộng với việc là trung tâm của khu Nam, Thường Tín có lợi thế để phát triển nhà ở, nhất là loại hình bất động sản phục vụ chuyên gia, công nhân. Theo các chuyên gia, loại hình này có tiềm năng tăng trưởng cao vì nhu cầu ở thực lớn và mặt bằng giá đang ở mức thấp hơn so với các khu vực khác tại Thủ đô.
Khảo sát thực tế cho thấy, sau khi Hà Nội liên tục công bố các quy hoạch lớn cho khu vực phía Nam, thị trường bất động sản tại đây đã hút được sự quan tâm của người mua nhà, các nhà đầu tư. Điển hình như tại dự án Him Lam Thường Tín vừa ra mắt thị trường vào cuối năm 2023, tuy nhiên đến đầu năm 2024 lượng khách quan tâm vượt kỳ vọng. Đặc biệt, kể từ sau tết Nguyên Đán, văn phòng bán hàng luôn nhộn nhịp bởi liên tục nhận được các cuộc gọi tìm hiểu thông tin dự án, cuối tuần lượng khách hàng tham quan thực tế dự án cũng khá đông.
Dự báo về xu hướng phát triển của bất động sản Nam Hà Nội, Savills Việt Nam từng cho biết từ 2024 trở đi, khu vực Thanh Trì, Thường Tín sẽ là một trong các thị trường bất động sản của Hà Nội với khả năng tăng trưởng cao. Mức giá thấp cho thấy sự chưa hấp dẫn của bất động sản phía Nam trong quá khứ. Tuy nhiên, trong tương lai chúng ta thấy sẽ có sự thay đổi rõ rệt, mặt bằng giá sẽ gia tăng nếu hạ tầng được đầu tư đúng như kế hoạch.
“Khi hạ tầng được xây dựng đồng bộ, chúng ta cũng có thể sẽ thấy câu chuyện tăng giá bất động sản đã từng xảy ra ở khu Đông Hà Nội trong suốt 5 năm qua sẽ tái diễn tại khu Nam Hà Nội trong 5-10 năm tới”, bà Đỗ Thu Hằng – Giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội cho biết.
Đồng quan điểm với bà Hằng, nhiều chuyên gia cũng cho biết trong khoảng hơn 1 năm qua sóng căn hộ chung cư đã đẩy giá tăng chóng mặt, đây là lý do nhà đầu tư quay trở lại phân khúc thấp tầng vùng ven Hà Nội, đặc biệt là những khu vực giao thông kết nối thuận tiện và giáp các khu công nghiệp lớn. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến khu Nam Hà Nội cùng một số khu vực Huyện sắp lên quận sẽ hút mạnh dòng tiền của nhà đầu tư trong năm 2024.